Bằng cách tự "vẽ" hàng chục dự án không có thực ở nhiều tỉnh, thành hoặc chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư của chính quyền địa phương.
Rao bán sản phẩm cho khách hàng chỉ với giá đất phân nửa trên thị trường, với những cam kết như rót đường vào tai, Alibaba đánh trúng vào tâm lý khiến nhiều người phải rơi vào cái bẫy đang giăng sẵn.
Theo báo Tuổi trẻ thông tin: “Công an TP HCM xác định anh em Nguyễn Thái Luyện - Nguyễn Thái Lĩnh, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc Alibaba, đã vẽ ra 40 dự án "ma" lừa hơn 6.700 người, thu về 2.650 tỉ đồng”.
Đất nghĩa trang cũng tách thửa
Trong số dự 8 "dự án" do Alibaba phân phối tại Bà Rịa - Vũng Tàu dự án được quy hoạch dùng để làm đất nghĩa địa, đường cao tốc và khu công nghiệp, trồng cây lâu năm... Những "dự án" có một phần hay cả khu có quy hoạch sử dụng là đất ở nhưng các cá nhân chủ sử dụng đất đều chưa làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Dựa trên hồ sơ tự vẽ đó, Alibaba tiến hành quảng cáo, sau đó chia lô, bán nền huy động vốn, thu tiền của khách hàng.
Chủ tịch UBND xã Châu Pha (Bà Rịa - Vũng Tàu) đọc quyết định cưỡng chế "Dự án Tân Thành Center City 1" của Alibaba
Cuối năm 2017, Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khu vực III - 3 mới đang được chính quyền TP.HCM mời gọi đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng và chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. Công ty Địa ốc Alibaba và doanh nghiệp trực thuộc là Công ty cổ phần Alibaba Tây Bắc TP.HCM dù chưa thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư tại dự án này, đã tự xưng là chủ đầu tư, công bố bán nền, thu tiền đặt chỗ của khách hàng. Sau khi có cảnh báo của cơ quan quản lý và dưới sức ép của khách hàng, Alibaba phải trả lại tiền cho khách đã đặt cọc.
Hoà vào xu hướng sốt đất, Đồng Nai với dự án Sân bay Long Thành cũng góp mặt trong những danh sách địa phương đầu tư tiềm năng. Riêng huyện Long Thành, theo Bộ Công an có 27 dự án liên quan đến Công ty Alibaba. Những dự án này trên thực tế đứng tên cá nhân và chưa được cơ quan thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như quyết định thành lập khu dân cư giao cho bất kỳ nhà đầu tư nào thực hiện, theo đó Alibabba đã tổ chức quảng cáo, rao bán rầm rộ, thậm chí còn vẽ bản đồ vị trí phân lô chồng lên các thửa đất của những hộ dân kế cận.
Văn phòng Công ty Alibaba tại huyện Long Thành không bóng người
Tương tự với chiêu thức này, Alibaba cũng tiến hành tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu đất rộng gần 135.000m2 (xã Châu Pha, TX. Phú Mỹ) do ông Nguyễn Ngọc Sư đứng tên, mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm cũng được phân lô rao bán trên danh nghĩa Dự án Alibaba Tân Thành Center City 1.
Alibaba cũng quảng cáo bán dự án Alibaba Thắng Hải NewTimes City (xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân).
Thực tế thì khu đất đang được trồng cây keo lá tràm, chưa giải phóng mặt bằng, người đứng tên là cá nhân ông Nguyễn Thái Lĩnh.
Khi PV Báo Tuoitre phỏng vấn khách hàng được nhân viên Alibaba mời chào cho biết: “cách chăm sóc khách hàng của Alibaba rất tốt khi mời chào. Người dân nghèo như chúng tôi, nghe tư vấn nói có thể mua đất với gia1 rẻ nên cũng thích. Họ hứa hẹn sẽ có sổ đỏ, thủ tục pháp lý đầy đủ. Vì thế, tôi cùng em gái đã đầu tư 700 triệu vào mua một dự án đất nền ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
Theo người này, nhân viên hứa sau 12 tháng sẽ có sổ đỏ, những chờ mãi vẫn không thấy gì, do nóng ruột nên anh đến hỏi nhưng nhân viên luôn trấn an để anh tiếp tục chờ đợi. Sau 01 năm chôn vốn vẫn thấy Alibaba im hơi lặng tiếng nên anh và em gái đã đến yêu cầu hàon trả lại tiền. Sau 4 tiếng, phía Alibaba mới chịu hoàn lại số tiền gốc.