Cuộc đời ông toàn ứng với con số 7. Ông thứ Bảy, tên Bảy, năm 17 tuổi cha mẹ ông bắt lấy vợ, ông trốn đi du kích đánh Tây. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, ở đơn vị bộ binh. Học chưa hết lớp 3, đơn vị đưa ông Bảy đi Lạng Sơn học bổ túc văn hóa 7 năm. Năm 1960, ông đổi qua binh chủng không quân và được cử đi học lái máy bay phản lực ở Liên Xô. Ban đầu học lái Yak - 52, sau học lái Mig-17.
Rồi ngày đó ta về đây
Bốn bề gió bốn bề mây
trùng trùng
Rằng vui ư
Chắc là không
Đời nhân thế cứ lòng vòng dưới kia…
Nghe tin Đai tá phi công, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Bảy qua đời, tôi chợt nhớ mấy câu thơ trong bài thơ “Mười ba ngàn thước trên cao” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tín.
Cả cuộc đời trai trẻ của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy hầu như đã gắn liền với bầu trời…
Ông là người con thứ sáu, sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp), tên thật là Nguyễn Văn Hoa.
Ở Nam Bộ không gọi người con thứ hai trong nhà là “cả”, sợ phạm húy trùng với cách gọi ông cả làng. Theo cách gọi thứ tự người con lớn là “hai”, ông Hoa thành thứ Bảy và cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính.
Cuộc đời binh nghiệp
Năm 1953, không chịu lấy vợ theo ý gia đình ông bỏ theo bộ đội, trở thành du kích khi 17 tuổi. Năm 1954, ông Bảy tập kết ra miền Bắc khi đang tại ngũ trong đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đại tá - Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Bảy
Năm 1960, ông được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân, theo học lớp lái máy bay phản lực ở Liên Xô. Trước đó, do học chưa hết lớp 3, phải học ở Trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập một lèo từ lớp 4 lên lớp 10. Ban đầu ông học lái máy bay Yak-52, sau đó chuyển dần lên Mig-15, Mig-17. Tháng 4 năm 1965, lớp đào tạo hoàn thành tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm.
Năm 1965-1968, ông Bảy tham chiến mặt trận “không đối không” và bắn hạ tổng cộng bảy máy bay Mỹ gồm hai chiếc F-105 và năm chiếc F-4, được xếp hạng "Ách chủ bài". Tháng 4/1966, ông Bảy tổ chức lễ cưới với bà Trần Thị Niên là đồng hương, học sinh miền Nam tập kết ở sân bay Cát Bi. Sau đám cưới 45 phút thì chú rể lại lên máy bay xuất kích.
Ngày 1/1/1967, khi mang cấp bậc Thượng úy, Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân ông Bảy được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và được thăng lên hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.
Năm 1975, ông chỉ huy tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy không quân làm nhiệm vụ tại Campuchia.
Lão nông hòa giải
Năm 1989 ông Bảy nghỉ hưu và làm Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Không quân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1990, ông chuyển về xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc, sống cảnh điền viên cùng gia đình.
Lão nông Nguyễn Văn Bảy (Bảy A)
Đến năm 2009, gia đình ông chuyển về quê ấp Hậu Thành, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp làm nghề nông thực thụ. Ông cũng là người được mời tham dự Đại lễ nghìn năm Thăng Long tại Hà Nội năm 2010.
Cuối năm 2015, ông có cuộc gặp gỡ với Thiếu tá phi công hải quân Charlie Plumb, người từng đụng độ với ông tại Quảng Yên ngày 24/4/1967.
Sau khi nghỉ hưu, đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy về quê nhà ở ấp Hậu Thành, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Lúc đó đây là khu vực vùng sâu, không điện, không nước sạch, mưa lớn là ngập hết các lối đi. Khi về đây, ông Bảy chạy đôn chạy đáo vận động và tự thân đóng góp để cả ấp có đủ điện, đường, trường, trạm, nước máy đến từng nhà.
Hằng ngày, ông Bảy thức dậy lúc 5 giờ và bắt tay vào làm việc, từ chăm sóc vườn tược, trồng hoa kiểng đến hái rau, bắt ốc, cho cá ăn… Việc nhà xong thì ông Bảy lại đi vận động người dân trong xã làm giao thông, thủy lợi. Người phi công anh hùng lừng lẫy một thời còn là “hòa giải viên” có uy tín ở địa phương. Với uy tín cũng như cách ăn nói có tình có lý, ông Bảy đã hòa giải thành công nhiều vụ tranh chấp hay mâu thuẫn của người dân trong xã.
Trở về quê nhà sau nhiều năm cống hiến cho đất nước, ông Bảy không nghỉ ngơi mà lao vào cải tạo mảnh vườn sau nhà để kiếm thêm hoa lợi hỗ trợ các cháu học sinh nghèo, hiếu học ở địa phương.
Cuộc đời ông toàn ứng với con số 7. Ông thứ Bảy, tên Bảy, năm 17 tuổi cha mẹ ông bắt lấy vợ, ông trốn đi du kích đánh Tây. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, ở đơn vị bộ binh. Học chưa hết lớp 3, đơn vị đưa ông Bảy đi Lạng Sơn học bổ túc văn hóa 7 năm. Năm 1960, ông đổi qua binh chủng không quân và được cử đi học lái máy bay phản lực ở Liên Xô. Ban đầu học lái Yak - 52, sau học lái Mig-17.
Những lúc rảnh rổi, vị đại tá - anh hùng lực lượng vũ tran - lão nông Nguyễn Văn Bảy với chiếc đàn ghi ta phiếm lỏm dao bản xuân tình
Tháng 4/1965, ông Bảy hoàn thành xuất sắc chương trình học lái Mig-17, trở về nước nhận nhiệm vụ lái Mig-17 đi đánh Mỹ. Có tất cả 13 lần xuất kích, trong đó có 7 lần bắn hạ 7 máy bay Mỹ.
Ngày 16/9/ 2019 ông Bảy nhập viện vì đột quỵ trong lúc đang làm vườn tại quê nhà, được gia đình đưa vào bệnh viện Sa Đéc (Đồng Tháp) và được chuyển đến lên bệnh viện Quân Y 175 (TP. Hồ Chí Minh). Ông qua đời vào lúc 21 giờ ngày 22/9/2019 tại bệnh viện Quân y 175, hưởng thọ 84 tuổi. |