Nhiều đại biểu tiếp tục nêu chính kiến về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê trong cuộc thảo luận tại Hội trường sáng 20-11.
Hình thức kinh doanh này có tồn tại mặt tích cực và tiêu cực, chính vì thế có đại biểu đề nghị cấm nhưng cũng có đại biểu đề nghị cần quản lý chặt và phát huy các thiết chế văn minh.
Lý do nên cấm
Một trong những người đề nghị cấm hình thức kinh doanh này là ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM). Đại biểu Nghĩa nói: “Ở đây có vấn đề pháp lý, trước hết đó có phải là khoản nợ hay không. Người A nói người B nợ, người B phủ nhận, tranh chấp này ra toà giải quyết còn phức tạp. Nếu cho phép dịch vụ đòi nợ thuê sẽ phát sinh rất nhiều hệ luỵ phức tạp”.
Thực tế thời gian qua một số công ty kinh doanh đòi nợ đã không chấp hành những quy định pháp luật, dẫn đến những vi phạm pháp luật, ĐB Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận) cho biết. Các vi phạm thường xuyên là thu giữ, hủy hoại tài sản, đe dọa, khủng bố tinh thần…
Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận, Đại biểu Ngọc phát biểu: "Nhiều nơi xuất hiện dịch vụ kinh doanh đòi nợ để biến tướng thành băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, tín dụng đen gây bất ổn xã hội, an ninh trật tự địa phương".
Một số đối tượng đòi nợ thuê đã bắt giữ người trái phép, có trường hợp làm chết người cũng được ĐB Ngọc đề cập. Ngoài ra các đối tượng đòi nợ thuê còn khủng bố tinh thần cha mẹ, người thân và hàng xóm của con nợ dù các quy định về đòi nợ thuê đã khá rõ ràng.
Từ đó ĐB Ngọc vẫn đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ và cho rằng, đây không phải là “không quản được thì cấm”, mà đây là ngành nghề gây nhiều bất ổn cho xã hội.
ĐB Hà Sỹ Đồng thì nói đòi nợ thuê là nhu cầu của xã hội, không nên cấm mà phải quản chặt
Do có nhiều lỗ hỏng trong pháp luật đối với vấn đề trên
Không đồng tình với quan điểm cấm hình thức kinh doanh đòi nợ thuê, ĐB Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị) cho rằng với một khoản nợ cụ thể, để đòi nợ, chủ nợ phải đưa ra pháp luật hoặc thuê dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, những khoản nợ đó có thể mất 250 ngày cho đến vài năm mới có thể kết luận được nếu như áp dụng quy định của pháp luật và trình tự pháp lý như hiện nay.
Sau đó, thi hành án sẽ mất từ 150 ngày đến vài năm nữa. Trong khi đó, dịch vụ thu hồi nợ chỉ mất vài tháng mà bên đòi nợ thuê phải chịu trách nhiệm về các biện pháp.
Lý do mà ĐB Đồng đưa ra không nên cấm đó là việc thu hồi nợ là nhu cầu thực tiễn của người dân, không nên cấm mà phải ràng buộc điều kiện chặt chẽ.
Chia sẻ với ĐB Hà Sỹ Đồng nhưng ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng: một số thủ tục tư pháp hơi rườm rà, nếu thấy các thủ tục này chưa được thì sửa chứ không nên vì câu chuyện đó mà để loại hình tiêu cực này.
Theo ĐB Nhưỡng, trước đây khi đưa ra dịch vụ đòi nợ thì nhiều cán bộ chiến sỹ công an đã nghỉ chế độ có mong muốn đóng góp một phần vào công việc của xã hội.
ĐB Nhưỡng nói: “Hôm nay nghe chính các đồng chí công an phát biểu thì thấy tình trạng đã rất nản rồi. Không phải vì câu chuyện nhà nước không quản được thì cấm. Chúng ta càng ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế bảo vệ quyền con người, bảo vệ tài sản của công dân… Chúng ta có nhiều hình thái văn minh và càng ngày càng được củng cố”.
ĐB tỉnh Bến Tre cho rằng: đòi nợ thuê là hình thái rất cổ điển nhưng hiện đã bị biến tướng ở “mức độ rất khủng khiếp”.
“Giả định, mình mới 'dính' một món nợ nhỏ là có ngay vài người xăm trổ đến nhà đe doạ, khủng bố điện thoại. Có người bị khủng bố, cả gia đình đã treo cổ tự tử rồi. Rồi tình trạng mất an ninh trật tự, các cơ quan nhà nước còn phải mất công quản lý thêm vấn đề này nữa. Đây là lĩnh vực kinh doanh “lành ít, dữ nhiều”, là loại hình mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực”, ĐB Nhưỡng nhận định.
Link gốc đây