Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, thành viên đảng Dân chủ đã thông báo về quyết định của bà sau khi gặp các nghị sỹ Dân chủ hôm 24/9.
Bà Pelosi cáo buộc ông Trump tìm kiếm sự giúp đỡ của chính phủ Ukraine trong một thông báo ngắn gọn trên truyền hình, bà cho rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Ukraine của Trump nhằm bôi nhọ ứng cử viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.
Theo Reuters: Bà Pelosi đã mô tả hành vi của tổng thống Trump, thành viên đảng Cộng hòa, như là “sự phản bội lời tuyên thệ khi nhậm chức, phản bội an ninh quốc gia và tính chính trực của các cuộc bầu cử của chúng ta”.
Trên Twitter, ông Trump nhanh chóng đáp trả bằng cách gọi vụ luận tội đối với mình là “thứ rác rưởi bới bèo ra bọ”.
Nhưng ngay cả khi hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát bỏ phiếu luận tội ông Trump, ít có khả năng ông sẽ bị mất chức tổng thống. Đảng Cộng hòa dù là nhóm thiểu số trong hạ viện nhưng chỉ ít hơn số nghị sỹ Dân chủ một chút và do vậy khó thể xảy ra tình thế một phán quyết sau quá trình luận tội được thông qua bởi nó cần 2/3 thành viên hạ viện đồng ý.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành việc luận tội có thể làm hủy hoại hình ảnh của tổng thống trong khi ông Trump đang chạy đua để có thêm một nhiệm kỳ, trong bối cảnh chỉ có 45% số người Mỹ tán đồng ông trong vai trò tổng thống. Các buổi điều trần với nhiều thông tin bất lợi bị hay được xì ra sẽ khiến ông Trump thêm mất uy tín.
Một khi tổng thống và các cộng sự của mình chứng minh thành công rằng phe Dân chủ đang “chơi bẩn” thì khả năng đảo ngược thế cờ là rất cao.
Bà Pelosi đã đi đến quyết định thực hiện luận tội sau khi có thông tin nói rằng ông Trump đã gây sức ép với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong cuộc điện đàm hôm 25/7 yêu cầu điều tra đối với cựu phó tổng thống Joe Biden và con trai ông này là Hunter, người làm việc cho một công ty khai thác khí ga ở Ukraine.
Ông Trump đã thừa nhận rằng, ông nói chuyện ông Biden và con trai trong cuộc điện đàm, nhưng phủ nhận gây sức ép đối với nhà lãnh đạo Ukraine cho dù chính phủ Mỹ đã giữ lại gần 400 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã được quốc hội Mỹ thông qua.
Hiến pháp mỹ quy định việc bãi nhiệm tổng thống như thế nào?
Các nhà lập quốc Mỹ, đã dự tính trước tình huống tổng thống có thể bị lạm dụng quyền lực, nên đã đưa vào hiến pháp một quy trình cho phép loại bỏ một tổng thống đương nhiệm khỏi chính phủ.
Theo đó, tổng thống có thể bị bãi miễn vì “phản quốc, hối lộ hoặc các hành vi tội ác”. Nội hàm của điều khoản này là không rõ ràng. Trong thực tế, điều khoản này còn bao hàm cả hành vi tham nhũng và các hành vi lạm dụng tín nhiệm khác.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp luật nói gây áp lực đối với lãnh đạo nước ngoài nhằm can thiệp vào một cuộc bầu cử ở Mỹ là loại hành vi có thể mang ra luận tội, theo quan điểm của hiến pháp Mỹ.
Một quan niệm sai lầm về “luận tội” là gắn tiến trình này với việc bãi nhiệm một tổng thống. Trong thực tế, tiến trình này chỉ diễn ra tại hạ viện. Vẫn đang có những tranh luận về việc một cuộc điều tra luận tội nên bắt đầu thế nào. Và mọi phán quyết phải được cả hạ viện và thượng viện thông qua mới có hiệu lực thi hành. Về mặt lý thuyết, nếu ông Trump bị bãi miễn thì Phó tổng thống Mike Pence sẽ trở thành tổng thống Mỹ trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của ông Trump. Tuy nhiên, điều này như trình bày ở trên, rất khó xảy ra.
Theo Tu chính án thứ 25 của nước Mỹ, một tổng thống có thể bị thay bởi phó tổng thống nếu ông ta/bà ta không thể đảm đương công việc, ví dụ bị bệnh, tai nạn hay mất trí. Tiến trình đó bắt đầu khi phó tổng thống và đa số thành viên chính phủ thông báo cho quốc hội rằng tổng thống không còn khả năng thực thi nhiệm vụ.
Link gốc tại đây