Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chạy đua gỡ "thẻ vàng" EU - một định chế cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo hoặc khai báo không đúng nên các bộ ngành, địa phương đưa ra lời kêu gọi với ngư dân.
Tất cả hải sản, thủy sản của nước ta khi bị rút thẻ vàng thì chúng sẽ "bị thổi còi" lúc xuất sang Liên minh châu Âu (EU) bên cạnh đó, loại hàng hóa này còn bị kiểm soát 100%, trong khi trước đó chỉ kiểm soát có xác suất. Còn nếu không khắc phục sẽ bị rút "thẻ đỏ" - khi đó thủy sản Việt Nam không còn cửa nhập vào EU.
Phái đoàn của Ủy ban châu Âu (EC) vào ngày 6-11 đã sang Việt Nam tiếp tục kiểm tra lần thứ hai việc thực hiện các khuyến nghị để xem xét gỡ "thẻ vàng" hay nâng lên "thẻ đỏ". Những khuyến nghị của EU nhằm bảo vệ tài nguyên của đại dương, tài nguyên của biển phát triển bền vững. Và chính Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ những khuyến nghị này trùng với mục đích, lợi ích mà Việt Nam đang theo đuổi.
Ngư dân vận chuyển cá ngừ đại dương vào cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang) sau chuyến
đánh bắt - Ảnh: THÁI THỊNH
Quốc hội, Chính phủ đã nỗ lực hành động để gỡ "thẻ vàng", thoát "thẻ đỏ" EU trong suốt 2 năm vừa qua. Hàng loạt giải pháp quyết liệt được đặt ra, cùng với đó việc đã ban hành Luật thủy sản. Hành động nổ lực để gỡ "thẻ vàng" không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn vì danh dự của Việt Nam và quyền lợi của bà con ngư dân.
Trách nhiệm quyết liệt tái cơ cấu ngành thủy sản, tổ chức lại hoạt động khai thác, hiện đại hóa đội tàu, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân, kiểm soát chất lượng thủy sản... là trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Trách nhiệm của ngư dân là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm để chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ mới kêu gọi ngư dân nghĩ đến lợi ích lâu dài và quyền lợi sát sườn của chính họ.
Bởi "nếu được gỡ "thẻ vàng", thủy sản Việt Nam có thể đi các nước một cách hiên ngang", như lời của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ chân tình.
Link gốc đây