top

Mãi tri ân 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc Mậu Thân 1968

Thứ 7, 12-04-2025 | 07:39:24 admin

Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Vĩnh Lộc là vùng đất nằm ở địa thế giáp với căn cứ Vườn Thơm (Long An) và căn cứ Củ Chi (TP.HCM). Từ vị trí là vùng ven của thành phố Sài Gòn, Vĩnh Lộc liên tục có nhiều phong trào đấu tranh gây tiếng vang trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Hai nữ dân công và lãnh đạo UBND xã Vĩnh lộc A thắp nhang vong linh anh hùng liệt sĩ.

Hơn 50 năm trôi qua, đìa dứa Láng Sấu năm xưa đã trở thành Khu di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến. Tuy nhiên, ký ức những tháng ngày chuyển thương binh, tải đạn của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc, đặc biệt là “đêm trắng ở đìa dứa khiến 32 dân công hy sinh đã làm nên nét son chói lọi.

Đêm trắng” ở đìa dứa bưng Láng Sấu

Đêm 15/6/1968, đoàn Dân công tập trung, tổng số là 55 người. Trong đó, có 1 du kích có vũ trang dẫn đường, 1 thanh niên tòng quân nhận nhiệm vụ đưa 2 thương binh của Sư đoàn 9 vượt đồng bưng xuống Đức Hòa, Long An rồi từ đó tải đạn về Sài Gòn.

Clip phỏng vấn cô Hà Thị Chiều.

Khi đoàn dân công đi đến góc bưng của kinh Láng Cát thì bất ngờ địch phát hiện, pha đèn rọi sáng cả một vùng, chúng phát hiện ra đoàn dân công và bắn xối xả. Trận oanh kích ác liệt bằng rốc két đã tước đi sinh mệnh của 32 dân công hỏa tuyến (gồm 25 nữ, 7 nam) và 3 bộ đội chủ lực.

Trong số 23 người sống sót trở về có nhiều người bị thương nặng. Sự hy sinh của những dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc toát lên “một màu bình dị, sáng trong”.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chúng tôi trở lại Khu Di tích lịch sử Dân công hoả tuyến này. Trong số 23 người sống sót qua trận oanh kích ấy, chúng tôi liên hệ được 3 cựu nữ dân công hoả tuyến hiện đang sinh sống tại xã Vĩnh Lộc A.

Qua trao đổi, cô Hà Thị Miễu (sinh năm 1951) cho biết may mắn bị thương ít hơn những người khác nhưng bây giờ đã già yếu, đi lại khó khăn hơn. Tuy nhiên, nghe tin chúng tôi đến viếng Khu Di tích, cô Miễu cố gắng ngồi xe gắn máy đến dự.

Còn cô Nguyễn Thị Khỏi (sinh năm 1944) là người lớn nhất trong các cựu nữ dân công năm xưa. Được biết, trong trận oanh kích năm ấy, đạn bắn như vãi trấu, thật may mắn cô Khỏi không bị một vết thương nào.

Cô Hà Thị Chiều thắp nhang cho đồng đội.

Nhưng cũng thật buồn, cô Khỏi nói chỉ sống một mình, không chồng không con dù tính tình cô rất hoạt bát vui tươi. Cô là cây văn nghệ của xã năm xưa. Hôm chúng tôi tới viếng Khu di tích, cô Khỏi bị bệnh nên không thắp nhang cho đồng đội cũ được.


Clip phỏng vấn cô Nguyễn thị Miễu.

Trao đổi thật lâu, cô Hà Thị Chiều (sinh năm 1949) hồi tưởng lại đêm đẫm máu đó. Cô nói chồng cô mất cách nay hơn 15 năm, sau giải phóng ông chỉ tham gia du kích xã và ở nhà làm ruộng. Hai người quen nhau từ trước lúc cô bị thương, họ cùng đi chung trong đêm định mệnh ấy. Ổng cũng bị thương, nhưng chỉ bị văng miểng ở tay.

“Năm ấy tui 17 tuổi, đa số mọi người tuổi từ 16 tới 20, có mấy người đã có con. Thuở ấy tuổi trẻ nhiệt huyết, nghe rủ đi thì đi chứ không so đo tính toán gì. Các tổ trưởng đến từng gia đình có con gái để kêu. Rồi tập trung kéo nhau đi vui lắm, đi được gần 1 năm mới xảy ra chuyện”, cô Chiều nhớ lại.

Cô Nguyễn Thị Miễu và lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lộc A thắp nhang Anh hùng Liệt sĩ.

“Cứ tối thì đi, gần sáng mới về, có khi đi tới sáng. Lúc đi thì chuyển thương binh, lúc về thì tải đạn. Mọi người chỉ đi thầm, không có đèn đuốt. Hôm nào về sớm thì chuyển đạn xuống sân bay Tân Sơn Nhứt”.

Nữ Dân công hoả tuyến anh hùng

Hôm ấy, đoàn dân công 55 người nhận nhiệm vụ đưa 2 thương binh của Sư đoàn 9 vượt đồng bưng xuống Bình Thuỷ (Đức Hòa, Long An), rồi từ đó tải đạn về Sài Gòn. Tuy nhiên, khi mới chỉ đi đến bưng Láng Sấu thì gặp trực thăng địch thả pháo sáng. Xung quanh là cánh đồng trống, chỉ có đìa dứa với mấy cây dứa gai cao, cả đoàn đưa thương binh lên ghe, phủ rơm rồi núp vào các bụi dứa.

“Ban đầu, tụi tui nằm im không dám động đậy nhưng do quá nhiều người xuống đìa khiến cho mặt nước gợn sóng nên trực thăng địch phát hiện, chúng liền bắn xối xả vào đìa dứa. Tụi tui kêu nhau lặn xuống nước, nhưng chỉ được một lúc phải ngoi lên. Trực thăng bay sát mặt nước, rọi đèn sáng trưng, đến con kiến chúng nó cũng nhìn thấy. Vậy là chúng lại bắn lần thứ hai. Lúc này không thể nằm im được nữa, chúng tôi mạnh ai nấy chạy, tiếng kêu khóc vang lên rầm trời”, cô Chiều chia sẻ.

Đầu tiên, địch bắn mấy người du kích có súng, sau đó xả đạn như vải trấu vô các nữ Dân công đang ép mình dưới đìa dứa trống trải. Ba chiếc trực thăng quần thảo trên đầu, cánh máy bay quật sát vô lá dứa làm cành dứa liệt xuống, nước bắn tung lóe.

Kính dâng hương tới vong linh các Anh hùng Liệt sĩ.

Sau loạt đạn đầu cô Chiều bị bắn vô tay làm gãy xương, bọn chúng bay đi. Sau đó bọn chúng quay lại bắn ác liệt hơn, cô Chiều bị bắn vô đùi, vô mông, cũng may không trúng xương, chỉ đứt gân. Tất cả nằm đó chịu trận, tiếng kêu mẹ kêu ba thẳm thiết vang trời.

“Không biết ai chết ai sống, tất cả nằm đó chịu trận. Tụi nó thấy chết nhiều quá nên ngưng lại. Tới hơn 4 giờ sáng gia đình mới dám lên, ai còn sống thì lên tiếng để đưa về. Nếu nó bắn chập thứ ba là chết hết”, cô Chiều nói.

Khu Di tích Dân công hoả tuyến Vĩnh Lộc Mậu Thân 1968.

Ông Đoàn Văn Thảo – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, ngoài công tác chăm lo theo chính sách quy định của nhà nước, ở địa phương cũng vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân chăm lo cho các cô chú, đặc biệt đối với các cô chú còn sống.


Clip phỏng vấn ông Đoàn Văn Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM.

“Vừa rồi Khối Dân - Chính - Đảng của Thành phố mới khánh thành Nhà trưng bày các hiện vật kết hợp với không gian văn hoá Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Khối cũng đã vận động tài trợ cho 55 gia đình cô chú mỗi sổ tiết kiệm 5 triệu đồng, đồng thời chăm lo cho 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng, mỗi mẹ có sổ tiết kiệm 10 triệu đồng”, ông Thảo cho biết.

Để tri ân tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh, Khu di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc Mậu Thân 1968 đã được UBDN TP.HCM xếp hạng di tích lịch sử vào năm 2005.

Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc hy sinh trong “đêm trắng” Mậu Thân 1968.

Từ khi xây dựng đến nay, qua nhiều lần được sửa chữa, trùng tu, khu di tích càng khang trang, đã trở thành địa chỉ đỏ thiêng liêng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Minh Đức

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 6 | 07/02/2020 | Lượt xem: 694 | Tác giả: banbientap1

Để phục vụ công tác phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây ra thì mới đây Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng đã ký quyết định ban hành danh mục mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu. Theo đó, một số mặt hàng sẽ được miễn thuế như là khẩu trang, nước rửa tay và các loại vật tư được dùng để sản xuất khẩu trang.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch viêm phổi...

Thứ 5 | 14/11/2019 | Lượt xem: 764 | Tác giả: banbientap1

Đến thời điểm này cơ quan chức năng đã xác định tĩnh không thực tế của cầu đi bộ Suối Tiên chưa đảm bảo 4,75m, theo giám đốc điều hành Công ty cổ phần Xây dựng xa lộ Hà Nội cho biết.

Đến thời điểm này cơ quan chức năng đã xác định tĩnh...

Thứ 7 | 18/01/2020 | Lượt xem: 808 | Tác giả: banbientap1

Sau khi tai nạn xảy ra, tại hiện trường chiếc ô tô bị kéo xa hàng trăm mét, biến dạng và tài xế thì trong tình trạng nguy kịch.

Sau khi tai nạn xảy ra, tại hiện trường chiếc ô tô bị...

Thứ 5 | 13/02/2020 | Lượt xem: 765 | Tác giả: banbientap1

Bệnh viện dã chiến được xây dựng ở TPHCM với mục đích phục vụ cho công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra đã được đưa vào sử dụng kể từ hôm 10-2. Theo đó, Sở Y tế TPHCM cũng đang tiếp tục huy động nguồn lực của các đơn vị trực thuộc để hoàn thiện bệnh viện dã chiến lên quy mô 300 giường.

Bệnh viện dã chiến được xây dựng ở TPHCM với mục...

Thứ 6 | 17/06/2022 | Lượt xem: 506 | Tác giả: admin

Ngày 16 / 6, tại Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM), lãnh đạo  Sở Y tế T P HCM trao quyết định  điều chuyển công tác ông Lê Thanh Chiến - giám đốc Bệnh viện Trưng Vương , về khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM từ ngày 20 / 6.

Ngày 16 / 6, tại Bệnh viện Trưng Vương...

Thứ 2 | 23/10/2023 | Lượt xem: 310 | Tác giả: admin

Hỏ a hoạn bùng lên tại xưởng vải rộng hơn 1.000m² trên đường Phạm Văn Sáng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM trong đêm , khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Hỏ a hoạn bùng lên tại xưởng vải rộng hơn...

Thứ 7 | 22/06/2024 | Lượt xem: 208 | Tác giả: admin

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND tỉnh Bạc Liêu, là đơn vị sự nghiệp công lập chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động chuyên môn của Sở Y tế Bạc Liêu, đồng thời chịu sự quản lý của UBND tỉnh Bạc Liêu. 

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bạc Liêu được thành...

Thứ 5 | 01/02/2024 | Lượt xem: 368 | Tác giả: admin

Chiều ngày 1/2 , Ủy ban MTTQVN TP.HCM phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức lễ tặng quà đến đồng bào dân tộc và trao kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024 .

Chiều ngày 1/2 , Ủy ban...

Thứ 4 | 05/03/2025 | Lượt xem: 41 | Tác giả: admin

Hệ thống Mặt trận các cấp cần tập trung thực hiện hoàn thành công trình xây dựng, sửa chữa nhà tình thương cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trước ngày 30/4/2025.

Hệ thống Mặt trận các cấp cần tập trung thực hiện hoàn...

Thứ 4 | 09/10/2019 | Lượt xem: 729 | Tác giả: banbientap1

Trước trong và sau trận Việt Nam gặp Malaysia nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông thì ngày 10/10 Công an TP Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng, hạn chế phương tiện di chuyển vào 21 tuyến đường để đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tối đa việc ùn tắc.

Trước trong và sau trận Việt Nam gặp Malaysia nhằm hạn chế...