top

Mẹ ở với em tôi, khi mẹ bệnh tôi không cho vào nhà chăm sóc mẹ thì phải làm sao?

Thứ 2, 29-07-2024 | 04:45:14 admin

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau là hành vi bạo lực gia đình.

Chị Nguyễn Thị Bé (44 tuổi, ngụ Long An) hởi:

Em tôi nhận lãnh chăm sóc mẹ, em rước về nhà ở cùng gia đình em. Nay mẹ tôi bị bệnh, nghe nói ngày càng tiều tụy nhưng em tôi không cho mẹ uống thuốc. Tôi về chăm sóc mẹ thì em tôi không cho tôi vào. Vậy tôi phải làm sao?”.

Theo nội dung chị trình bày, pháp luật có một số quy định liên quan như sau:
 


Tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng:

"Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, bệnh tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ".

Cũng tại Điểm g khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình:

"Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau".

Và tại Điều 56 Nghị định 144/2021 quy định về xử phạt đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình nêu trên như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo Quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau".

Như vậy, chị đã thực hiện quyền và nghĩa vụ làm con của mình là đúng đạo lý, đúng pháp luật; việc em của chị cản trở, không cho chị thăm nom chăm sóc cha mẹ là vi phạm pháp luật. 

Chị cần báo tin, tố giác đến UBND cấp xã nơi mẹ và em chị đang sống để Ủy ban có can thiệp, xử lý hành vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm, vấn đề này thuộc phần lớn về đạo lý, về pháp lý chỉ là nhỏ. Bởi lẻ, mẹ của chị đang ở nhà em của chị, nếu muốn chị có thể đề nghị rước mẹ về chăm sóc. Nếu e của chị không đồng ý, chị nhờ chính quyền can thiệp. Còn không nuôi mà chị yêu cầu em chị chăm sóc theo ý chị thì cũng khó.
Liên hệ Luật sư HUỲNH MINH ĐỨC tư vấn MIỄN PHÍ: 0913 635 042 hoặc để lại câu hỏi bên dưới.

PV

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 4 | 01/01/2020 | Lượt xem: 815 | Tác giả: admin

Người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ để chứng minh quan hệ.

Người được ủy quyền là ông, bà, cha,...

Thứ 2 | 12/08/2024 | Lượt xem: 262 | Tác giả: admin

Chứng thực tại UBND cấp xã bất kỳ không phụ thuộc vào nơi đăng ký thường trú; Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.

Chứng thực tại UBND cấp xã bất kỳ không phụ thuộc vào...

Thứ 6 | 26/07/2024 | Lượt xem: 281 | Tác giả: admin

Không ít người vẫn nghĩ rằng tài sản riêng hình thành trong thời kỳ hôn nhân là độc lập và không được dùng để giải quyết các nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. Trên thực tế, pháp luật lại có những quy định rất khác biệt và cụ thể cho từng trường hợp.

Không ít người vẫn nghĩ rằng tài sản riêng...

Thứ 4 | 04/09/2024 | Lượt xem: 388 | Tác giả: admin

Xác định người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự là ai để cùng người giám hộ này thực hiện việc giao dịch .

Xác định người giám hộ cho người bị mất năng lực...

Thứ 4 | 07/08/2024 | Lượt xem: 189 | Tác giả: admin

Chẳng những hưởng được tài sản thừa kế của gia đình chồng mà còn hưởng được tài sản riêng, tài sản chung của chồng nữa.

Chẳng những hưởng được tài sản thừa kế của gia đình...

Thứ 7 | 10/08/2024 | Lượt xem: 312 | Tác giả: admin

C  ó thể yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án xác định người đó không phải là con mình, từ đó mới có căn cứ yêu cầu không cấp dưỡng nuôi con.

C  ó thể yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch...

Thứ 2 | 29/07/2024 | Lượt xem: 145 | Tác giả: admin

Cha có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi con bị bệnh tâm thần , đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình .

Cha có quyền yêu cầu tòa án giải quyết...

Thứ 4 | 07/08/2024 | Lượt xem: 130 | Tác giả: admin

Được hưởng 1 căn nhà theo di chúc thì vẫn có quyền được hưởng phần thừa kế trong căn nhà còn lại. Căn nhà chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được chia đều cho thừa kế cùng hàng.

Được hưởng 1 căn nhà theo di chúc thì vẫn...

Thứ 2 | 06/01/2025 | Lượt xem: 87 | Tác giả: admin

Một người nào đó đã mất 40 năm thì về nguyên tắc đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế. Di sản thừa kế đó để lại thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu .

Một người nào đó đã mất 40 năm thì về...

Thứ 6 | 30/08/2024 | Lượt xem: 463 | Tác giả: admin

Trường hợp vợ anh chết không để lại di chúc, vì đây là tài sản có thể do nhiều người thừa kế, do đó anh cần lập văn bản thỏa thuận với các đồng thừa kế còn lại về việc để anh là người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận cho cả phần của người vợ đã chết.

Trường hợp vợ anh chết không để lại di chúc, vì...