Ảnh Minh họa.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ tư, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), ông K. Sivan nói rằng chính phủ đã phê duyệt một nhiệm vụ mặt trăng thứ ba. Nhiệm vụ này có tên là Chandrayaan-3, có nghĩa là "phương tiện mặt trăng" trong tiếng Phạn. Được biết, phương tiện này sẽ bao gồm một mô-đun đẩy mới, tàu đổ bộ mặt trăng và người điều khiển mặt trăng, ông Sivan cho biết.
Thiết bị mới sẽ có giá khoảng 35 triệu đô la, riêng thiết bị phóng của nó có giá hơn 51 triệu đô la, một phát ngôn viên của ISRO nói với CNN Business.
Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư duy nhất hạ cánh trên mặt trăng, sau Hoa Kỳ, Liên Xô cũ và Trung Quốc. Nhiệm vụ tiến đến mặt trăng đầu tiên của Ấn Độ là vào năm 2008.
Thông báo này được công bố hôm thứ tư và nó đã được đưa ra chỉ vài tháng sau khi nhiệm vụ đổ bộ mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ thất bại. Tàu vũ trụ này đã đi vào quỹ đạo mặt trăng vào tháng 8, nhưng nó đã mất liên lạc với cơ quan vũ trụ của Ấn Độ khi nó dần dần tiến về bề mặt mặt trăng vào tháng 9.
Các mục tiêu nhằm hạ cánh trên mặt trăng là một phần của tham vọng không gian lớn của Ấn Độ. Đất nước này muốn trở thành một người "chơi" trong trò chơi tìm hiểu không gian vũ trụ và đưa các phi hành gia Ấn Độ lên vũ trụ vào năm 2022.
Cũng vào hôm thứ tư, ông Sivan cho biết cơ quan này đang có "tiến triển tốt" đối với nhiệm vụ bay vào vũ trụ đầu tiên của con người và đã chọn bốn phi hành gia để đào tạo.
Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã thực hiện một số bước khác để đạt được tham vọng không gian của mình.
Năm 2014, Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên chạm tới sao Hỏa. Nước này đưa tàu thăm dò Mangalyaan vào quỹ đạo quanh "hành tinh đỏ". Năm 2017, Ấn Độ đã phóng kỷ lục 104 vệ tinh trong một nhiệm vụ. Và năm ngoái, Modi tuyên bố rằng Ấn Độ đã bắn hạ một trong những vệ tinh của riêng mình. Điều này khiến cho Ấn Độ trở thành một trong bốn quốc gia đạt được thành tích đó.